Vật lý trị liệu hô hấp nhi và cho trẻ em bị viêm đường hô hấp là biện pháp rất quan trọng trong điều trị các trường hợp viêm phổi cũng như các bệnh lý hô hấp ở trẻ em là trợ giúp làm sạch đơm nhớt trong khí phế quản, giảm được sức cản đường thở, cải thiện trao đổi khí và giúp cho bệnh nhi dễ thở hơn.
Các Kỹ Thuật Vật lý Trị Liệu Hô Hấp Nhi, Cho Trẻ Em
Các kỹ thuật kết hợp giữa vỗ rung bằng tay vào thành ngực và tư thế dẫn lưu đờm, kết hợp ho và các kỹ thuật thở. Tuy nhiên cần phải chú ý đến đặc điểm của hệ hô hấp trẻ em mặc dù về nguyên lý cơ học của kỹ thuật áp dụng cho trẻ tương tự như người lớn. Quá trình lớn lên của trẻ liên tục có những thay đổi về cấu trúc và chức năng của hệ hô hấp đòi hỏi ta phải áp dụng những kỹ thuật thích hợp cho từng độ tuổi.
Vật lý trị liệu hô hấp nhi, cho trẻ là một biện pháp điều trị hỗ trợ, nên dù hiệu quả nhưng cũng không phải là biện pháp điều trị nguyên nhân. Để được điều trị đúng bệnh, hiệu quả, trẻ cần được bác sĩ thăm khám đầy đủ, xác định chính xác nguyên nhân để có được một hướng điều trị cụ thể, phù hợp. Ngoài ra, không phải khi nào trẻ mắc bệnh viêm phổi cũng phải tập vật lý trị liệu, ngay cả trong nhiều trường hợp trẻ thực sự có đờm.
Tập Vật Lý Trị Liệu Lấy Đờm Cho Trẻ Em Đúng Kỹ Thuật
Tư Thế 1: Thùy Trên Đỉnh Phổi
Tư Thế 2: Thùy Trên Phần Sau
Tư Thế 3: Thùy Trên Phần Trước
Tư Thế 4: Thùy Lưỡi Của Phần Phổi Trái
Tư Thế 5: Thùy Dưới Phần Trước Đáy Phổi
Tư Thế 6: Thùy Dưới Phần Sau Đáy Phổi
Hướng Dẫn Cách Tống Đờm Ra Khỏi Phổi Cho Bé
Tự ho là phương pháp hữu hiệu có thể áp dụng cho các trẻ có độ tuổi lớn hơn, biết nghe lời và biết làm theo hướng dẫn. Giúp trẻ khạc được đờm ra ngoài dễ dàng, làm sạch đường thở, tăng thông khí và giảm khó thở, tránh viêm nhiễm do ứ đọng do trẻ nằm lâu, sau cơn hen phế quản, viêm phổi đã ổn định, trẻ có các triệu chứng trào ngược vào đường thở, các trường hợp rối loạn nuốt, sặc nước và thức ăn.
Trẻ phải còn tỉnh táo, không quá khó thở, còn đủ sức để thực hiện các động tác ho. Thời gian tập khoảng 5 phút hoặc lâu hơn tùy tình trạng của trẻ, có thể tập vài lần mỗi ngày, chuẩn bị bô để trẻ khạc nhổ khi ho, khăn giấy để lau.
Kỹ thuật cho trẻ ngồi trên giường hoặc trên ghế tư thế thoải mái.
Bước 1: Hít vào chậm và thật sâu.
Bước 2: Nín thở trong vài giây (khoảng 2 giây).
Bước 3: Ho mạnh ra liên tiếp 2 lần, lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm ra ngoài; có thể lặp lại 1 hoặc 2 lần.
Bước 4: Hít vào chậm và nhẹ nhàng, thở ra mím môi lại để hơi thở ra chậm khi cảm thấy thoải mái thì bắt đầu lặp lại động tác ho.
Yêu cầu: Hít vào thật sâu, càng sâu càng tốt, cố gắng nín được hơi, sau đó mới ho ra mạnh, có thể lặp lại 1 hoặc 2 lần. Cần lưu ý quan sát đề phòng trẻ bị khó thở.
Phòng Khám Đức Điệp huy vọng với những chia sẽ trên đây giúp bạn hiểu thêm về Tập Vật Lý Trị Liệu Hô Hấp Nhi, Cho Trẻ Em Đúng Kỹ Thuật bạn nên tham khảo và lưu ý không nên tự làm. Để được điều trị đúng bệnh, hiệu quả, trẻ cần được bác sĩ thăm khám đầy đủ, xác định chính xác nguyên nhân để có được một hướng diều trị tốt nhất bạn nhé !